{iKul} Mac

Sức mạnh tiềm ẩn...

Lại một mẹo nữa với Terminal để vui đùa cùng các tập tin của hệ thống MAC OS X. Trong một số trường hợp, bạn được ai đó yêu cầu gởi danh sách các tập tin và thư mục có hiện có trong một thư mục nào đó.

Thật ra có nhiều cách để làm việc này. Tuy nhiên, mình thích sử dụng Terminal nên trong bài này mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách để làm việc đó với những câu lệnh thú vị. Mục đích của mẹo này là xuất tên của tất cả thư mục và tập tin ở thư mục hiện tại bạn đang làm việc trên Terminal vào một tập tin do bạn chỉ định.

Khi mở Terminal lên, thư mục mặc định của bạn sẽ là thư mục người dùng. Ví dụ, trên máy mình, khi mở Terminal lên, thì thư mục mặc định ban đầu là /Users/kulnova. Bây giờ mình muốn liệt kê tất cả các thư mục và tập tin trong thư mục này vào một tập tin FileList.txt trong cùng thư mục đó, mình dùng câu lệnh sau

Khi đó, trong thư mục /Users/kulnova của bạn sẽ xuất hiện một tập tin mới tên là FileList.txt, trong đó chứa nội dung là danh sách các thư mục và tập tin trong thư mục đó.
Thế là bạn đã thực hiện thành công rồi đó, như vậy thì nếu bạn muốn làm việc tương tự với một thư mục khác thì sao? Trước tiên, bạn phải chuyển thư mục làm việc sang thư mục mà bạn muốn lập danh sách. Ví dụ mình muốn chuyển sang thư mục /@Daten, mình dùng câu lệnh sau


Câu lệnh trên để chuyển đường dẫn hiện tại sau thư mục được chỉ định sau từ khóa "cd". Sau đó, thư mục bạn có thể thực hiện câu lệnh như trước để thiết lập danh sách

Bây giờ thì tập tin FileList.txt chứa danh sách các tập tin và thư mục nằm trong thư mục /@Daten sẽ được lưu trong cùng thư mục.

Thế thì làm sao để lưu tập tin FileList.txt ở một thư mục khác??? Đơn giản là bạn đưa cả đường dẫn vào chung với tên tập tin. Ví dụ dưới đây là tập tin FileList.txt sẽ được lưu ở thư mục gốc.

Bây giờ bạn hãy thử mở tập tin /FileList.txt xem sao, thông tin về các tập tin và thư mục nằm trong thư mục /@Daten sẽ được lưu trong tập tin này như sau

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Sáng nay lang thang trên mạng, mình tìm được một mẹo với Terminal cũng hay hay, nên mình quyết định thử nghiệm và viết lên đây để chia sẻ với mọi người. Mình hy vọng mẹo nhỏ này có thể giúp ích được các bạn trong một số trường hợp.

Thông thường, mỗi tập tin trong hệ thống sẽ được lưu trữ những thuộc tính riêng để thuận tiện cho việc quản lý, trong số những thuộc tính đó có ngày giờ của lần cập nhật cuối cùng của tập tin đó. Ví dụ như hình dưới đây

Mình có một tập tin tên là TestFile.rtf, ngày tạo là ngày hôm nay, lúc 12:16. Tập tin được đặt tại thư mục gốc của hệ thống.

Bây giờ, vì một mục đích nào đó, mình muốn thay đổi ngày giờ này theo ý của mình, vào một thời điểm khác trong quá khứ hoặc trong tương lai. Một câu lệnh Terminal đơn giản dưới đây có thể giúp bạn làm việc đó.

Mở ứng dụng Terminal ra để đánh câu lệnh sau vào:

touch -t 200901231035 /TestFile.rtf


Câu lệnh trên thực hiện việc thay đổi ngày giờ của tập tin TestFile.rtf của mình thành ngày 23 tháng 1 năm 2009, lúc 10 giờ 30 phút.

Trong cấu trúc trên, bạn hãy chú ý chuỗi ký tự màu đỏ, chuỗi ký tự này chính là ngày giờ bạn cần thay đổi cho tập tin mà đường dẫn được truyền vào ngay sau đó, ngăn cách bởi một khoảng trắng. Cấu trúc của chuỗi ký tự quy định ngày giờ là YYYYMMDDhhmmss, có nghĩa là:

4 ký tự đầu tiên: năm
2 ký tự tiếp theo: tháng
2 ký tự tiếp theo: ngày
2 ký tự tiếp theo: giờ
2 ký tự tiếp theo: phút
2 ký tự tiếp theo: giây

Thế là xong, bạn có thể thay đổi ngày giờ của tập tin theo ý của mình. Bây giờ bạn hãy quay lại Finder để xem thuộc tính của tập tin đã thay đổi chưa nhé!


Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc làm việc trên một máy tính từ xa (Remote Desktop) là chuyện thường ngày. Không cần phải ngồi trực tiếp trước máy tính, bạn có vẫn có thể truy cập và làm việc với một máy tính đặt tại Đức trong khi bạn đang ở Sài Gòn với một máy tính khác.

Tuy nhiên, vấn đề là nếu bạn đang sử dụng một máy MAC của Apple, bạn muốn làm việc từ xa, truy cập vào một máy tính nào đó trong mạng, chạy hệ điều hành Windows, bạn phải làm sao? Trong khoảng một tuần gần đây, mình đã nhận được rất nhiều email từ các bạn hỏi về việc này. Vì thế, mình đã thực hiện một số tìm kiếm và thử nghiệm thành công trên máy của mình. Bây giờ, mình xin chia sẻ với các bạn cách thực hiện.

Trong bài này, mình thực hiện làm việc từ xa, sử dụng Macbook trắng để truy cập vào máy chủ chạy Windows Server 2003. Yêu cầu được đặt ra là không được cài thêm phần mềm nào trên máy chủ. Điều kiện cần là máy chủ chạy Windows phải cho phép các máy tính trong mạng thực hiện làm việc từ xa và không bị tường lửa (Firewall) ngăn cản.

1. Cài đặt phần mềm hỗ trợ giao thức làm việc từ xa của Microsoft lên Macbook:
Để làm được việc này, bạn phải tải phần mềm Remote Desktop Connection Client 2 trên website của Microsoft. Bạn có thể download tập tin RDC200_ALL.dmg tại đây, với dung lượng là 7.7MB.

Sau khi tải về máy, bạn thực hiện việc cài đặt vào MacBook, bạn sẽ được đưa lần lượt qua các hộp hội thoại sau để hoàn tất việc cài đặt.
Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn sẽ thấy trong mục Application xuất hiện một ứng dụng mới tên là Remote Desktop Connection.app. Chạy ứng dụng này, bạn sẽ thấy một hộp hội thoại xuất hiện, yêu cầu bạn nhập địa chỉ IP hoặc tên máy cần truy cập, sau đó nhấn nút Connect. Thế là xong!
2. Thiết lập thông số trên máy chủ chạy Windows:
Bạn phải nhớ rằng máy chủ Windows, hoặc máy nào bạn cần truy cập đến phải cho phép các máy khác truy cập từ xa và không bị tường lửa ngăn chặn. Để thực hiện việc này, bạn hãy liên lạc với người quản trị mạng của hệ thống để được giúp đỡ.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Subscribe to: Posts (Atom)