{iKul} Mac

Sức mạnh tiềm ẩn...


Bài viết này, mình xin giới thiệu với các bạn về cách để hiểu thị lên những hộp hội thoại để cung cấp cho người dùng, mục đích chính là tạo nên sự tương tác giữa người dùng và hệ thống.


Công việc đơn giản nhất là hiển thị lên màn hình một hộp hội thoại để thông báo một trạng thái nào đó. 

Việc hiển thị một thông báo được thực hiện với cấu trúc như sau:

display dialog "#Nội dung#"
Chúng ta hãy cùng nhau xem ví dụ dưới đây nhé!

Rất đơn giản, theo đúng như cấu trúc ở trên, kết quả thu được sẽ là một hộp hội thoại với nội dung là "Chào mừng bạn đến với AppleScript. Khi này, chúng ta sẽ thấy 2 nút bấm (button) được hiển thị là "OK" và "Cancel", đây là 2 nút bấm mặc định của hệ thống. Điều này không có nghĩa là chúng ta bị buộc phải sử dụng 2 loại nút này. Việc định nghĩa các nút bấm riêng cũng rất đơn giản bằng cấu trúc sau:
display dialog "#Nội dung#" buttons {"#tên nút 1#", "tên nút 2",..., "tên nút n"}
Với cấu trúc này, chúng ta có thể tạo bao nhiêu nút bấm tùy thích, tất cả các nút bấm được định nghĩa theo cấu trúc trên sẽ được hiển thị trên hộp hội thoại.

Hãy cùng nhau xem ví dụ tiếp theo nhé!

Chúng ta cũng có thể đặt nút bấm nào sẽ là nút bấm mặc định bằng cách thêm vào câu lệnh trên một mệnh đề "default button" như sau:

display dialog "#Nội dung#" buttons {"#tên nút 1#", "#tên nút 2#",..., "#tên nút n#"} default button "#tên nút mặc định#"

Sau khi đã định nghĩa được các nút bấm trong hộp hội thoại của mình, câu hỏi tiếp theo là làm sao để biết rằng người dùng đã bấm nào nút nào. Làm sao để biết được? Có rất nhiều cách. Ở đây mình giới thiệu với các bạn cách đơn giản nhất như ở ví dụ này nhé!


Ví dụ trên là một cách đơn giản nhất để nhận biết đâu là nút bấm mà người dùng vừa mới bấm. Cấu trúc chung để kiểm tra nút bấm nào vừa được bấm như sau:
if "#tên nút cần kiểm tra#" is button returned of result then
     #Công việc muốn làm#
end if

Giải thích cho ví dụ trên: người dùng sẽ nhận được một hộp hội thoại với câu hỏi là "Bạn có yêu em Mac của mình không?", với 3 nút bấm "Có", "Không" và "Không biết nữa". Chỉ khi người dùng bấm vào nút "Có" thì một hộp hội thoại khác được hiện ra với nội dung "Tất nhiên là phải yêu rồi!", nếu người dùng bấm vào 2 nút kia thì chương trình sẽ kết thúc.

Bây giờ thì bạn đã biết được những bước cơ bản để tạo ra những hội hội thoại để tương tác với người dùng. Những bài sau mình sẽ giới thiệu tiếp những phần nâng cao hơn về hộp hội thoại và sự tương tác.

0 nhận xét

Post a Comment

Subscribe to: Post Comments (Atom)