{iKul} Mac

Sức mạnh tiềm ẩn...

Lại một mẹo nữa với Terminal để vui đùa cùng các tập tin của hệ thống MAC OS X. Trong một số trường hợp, bạn được ai đó yêu cầu gởi danh sách các tập tin và thư mục có hiện có trong một thư mục nào đó.

Thật ra có nhiều cách để làm việc này. Tuy nhiên, mình thích sử dụng Terminal nên trong bài này mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách để làm việc đó với những câu lệnh thú vị. Mục đích của mẹo này là xuất tên của tất cả thư mục và tập tin ở thư mục hiện tại bạn đang làm việc trên Terminal vào một tập tin do bạn chỉ định.

Khi mở Terminal lên, thư mục mặc định của bạn sẽ là thư mục người dùng. Ví dụ, trên máy mình, khi mở Terminal lên, thì thư mục mặc định ban đầu là /Users/kulnova. Bây giờ mình muốn liệt kê tất cả các thư mục và tập tin trong thư mục này vào một tập tin FileList.txt trong cùng thư mục đó, mình dùng câu lệnh sau

Khi đó, trong thư mục /Users/kulnova của bạn sẽ xuất hiện một tập tin mới tên là FileList.txt, trong đó chứa nội dung là danh sách các thư mục và tập tin trong thư mục đó.
Thế là bạn đã thực hiện thành công rồi đó, như vậy thì nếu bạn muốn làm việc tương tự với một thư mục khác thì sao? Trước tiên, bạn phải chuyển thư mục làm việc sang thư mục mà bạn muốn lập danh sách. Ví dụ mình muốn chuyển sang thư mục /@Daten, mình dùng câu lệnh sau


Câu lệnh trên để chuyển đường dẫn hiện tại sau thư mục được chỉ định sau từ khóa "cd". Sau đó, thư mục bạn có thể thực hiện câu lệnh như trước để thiết lập danh sách

Bây giờ thì tập tin FileList.txt chứa danh sách các tập tin và thư mục nằm trong thư mục /@Daten sẽ được lưu trong cùng thư mục.

Thế thì làm sao để lưu tập tin FileList.txt ở một thư mục khác??? Đơn giản là bạn đưa cả đường dẫn vào chung với tên tập tin. Ví dụ dưới đây là tập tin FileList.txt sẽ được lưu ở thư mục gốc.

Bây giờ bạn hãy thử mở tập tin /FileList.txt xem sao, thông tin về các tập tin và thư mục nằm trong thư mục /@Daten sẽ được lưu trong tập tin này như sau

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Sáng nay lang thang trên mạng, mình tìm được một mẹo với Terminal cũng hay hay, nên mình quyết định thử nghiệm và viết lên đây để chia sẻ với mọi người. Mình hy vọng mẹo nhỏ này có thể giúp ích được các bạn trong một số trường hợp.

Thông thường, mỗi tập tin trong hệ thống sẽ được lưu trữ những thuộc tính riêng để thuận tiện cho việc quản lý, trong số những thuộc tính đó có ngày giờ của lần cập nhật cuối cùng của tập tin đó. Ví dụ như hình dưới đây

Mình có một tập tin tên là TestFile.rtf, ngày tạo là ngày hôm nay, lúc 12:16. Tập tin được đặt tại thư mục gốc của hệ thống.

Bây giờ, vì một mục đích nào đó, mình muốn thay đổi ngày giờ này theo ý của mình, vào một thời điểm khác trong quá khứ hoặc trong tương lai. Một câu lệnh Terminal đơn giản dưới đây có thể giúp bạn làm việc đó.

Mở ứng dụng Terminal ra để đánh câu lệnh sau vào:

touch -t 200901231035 /TestFile.rtf


Câu lệnh trên thực hiện việc thay đổi ngày giờ của tập tin TestFile.rtf của mình thành ngày 23 tháng 1 năm 2009, lúc 10 giờ 30 phút.

Trong cấu trúc trên, bạn hãy chú ý chuỗi ký tự màu đỏ, chuỗi ký tự này chính là ngày giờ bạn cần thay đổi cho tập tin mà đường dẫn được truyền vào ngay sau đó, ngăn cách bởi một khoảng trắng. Cấu trúc của chuỗi ký tự quy định ngày giờ là YYYYMMDDhhmmss, có nghĩa là:

4 ký tự đầu tiên: năm
2 ký tự tiếp theo: tháng
2 ký tự tiếp theo: ngày
2 ký tự tiếp theo: giờ
2 ký tự tiếp theo: phút
2 ký tự tiếp theo: giây

Thế là xong, bạn có thể thay đổi ngày giờ của tập tin theo ý của mình. Bây giờ bạn hãy quay lại Finder để xem thuộc tính của tập tin đã thay đổi chưa nhé!


Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc làm việc trên một máy tính từ xa (Remote Desktop) là chuyện thường ngày. Không cần phải ngồi trực tiếp trước máy tính, bạn có vẫn có thể truy cập và làm việc với một máy tính đặt tại Đức trong khi bạn đang ở Sài Gòn với một máy tính khác.

Tuy nhiên, vấn đề là nếu bạn đang sử dụng một máy MAC của Apple, bạn muốn làm việc từ xa, truy cập vào một máy tính nào đó trong mạng, chạy hệ điều hành Windows, bạn phải làm sao? Trong khoảng một tuần gần đây, mình đã nhận được rất nhiều email từ các bạn hỏi về việc này. Vì thế, mình đã thực hiện một số tìm kiếm và thử nghiệm thành công trên máy của mình. Bây giờ, mình xin chia sẻ với các bạn cách thực hiện.

Trong bài này, mình thực hiện làm việc từ xa, sử dụng Macbook trắng để truy cập vào máy chủ chạy Windows Server 2003. Yêu cầu được đặt ra là không được cài thêm phần mềm nào trên máy chủ. Điều kiện cần là máy chủ chạy Windows phải cho phép các máy tính trong mạng thực hiện làm việc từ xa và không bị tường lửa (Firewall) ngăn cản.

1. Cài đặt phần mềm hỗ trợ giao thức làm việc từ xa của Microsoft lên Macbook:
Để làm được việc này, bạn phải tải phần mềm Remote Desktop Connection Client 2 trên website của Microsoft. Bạn có thể download tập tin RDC200_ALL.dmg tại đây, với dung lượng là 7.7MB.

Sau khi tải về máy, bạn thực hiện việc cài đặt vào MacBook, bạn sẽ được đưa lần lượt qua các hộp hội thoại sau để hoàn tất việc cài đặt.
Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn sẽ thấy trong mục Application xuất hiện một ứng dụng mới tên là Remote Desktop Connection.app. Chạy ứng dụng này, bạn sẽ thấy một hộp hội thoại xuất hiện, yêu cầu bạn nhập địa chỉ IP hoặc tên máy cần truy cập, sau đó nhấn nút Connect. Thế là xong!
2. Thiết lập thông số trên máy chủ chạy Windows:
Bạn phải nhớ rằng máy chủ Windows, hoặc máy nào bạn cần truy cập đến phải cho phép các máy khác truy cập từ xa và không bị tường lửa ngăn chặn. Để thực hiện việc này, bạn hãy liên lạc với người quản trị mạng của hệ thống để được giúp đỡ.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Đã lâu rồi không viết gì, vì mình có một số công việc cá nhân phải giải quyết, và công việc ở sở làm cũng bận rộn quá.

Trong thời gian đó, có một vài người bạn gặp rắc rối về việc kết nối các em Mac và hệ thống domain của Windows Server 2003, do mấy người anh em này dùng máy Mac ở văn phòng, mà hệ thống mạng của văn phòng sử dụng Active Directory của Windows Server, anh quản trị mạng lại không quen sử dụng Mac. Thật ra mình cũng không có nhiều kiến thức về các hệ thống mạng, nhưng cũng mon men lên Google tìm hiểu để giúp các anh ấy. Cũng may mắn là đã thiết lập các thông số thành công.

Hôm nay mình xin phép giới thiệu cách thức mình thực hiện. Nếu có gì sai sót, mong anh em bổ sung thêm để mình có thể học hỏi, vì cách mình làm ở đây là cách đơn giản, mà cũng chỉ là thiết lập những thông số cơ bản nhất để có thể kết nối máy vào mạng bằng tài khoản của domain.

Trong bài viết này, mình giả định là các bạn đã có sẵn máy chủ Windows Server 2003, hệ thống domain đã được cài đặt với Active Directory, và quan trọng nhất là bạn phải có tài khoản admin của domain để có quyền thiết lập thông số kết nối thêm máy vào mạng. Trong bài viết này, máy Mac của mình sử dụng hệ điều hàng Leopard, các bước thực hiện có thể khác 1 tí với Tiger hoặc các hệ điều hành trước nữa.

Nào chúng ta bắt đầu nhé!

Bước đầu tiên là phải có thông tin của hệ thống mạng như tên domain, tài khoản của admin hoặc tài khoản có quyền thêm tài khoản vào domain. Ở đây, mình giả dụ tên domain của mình là kulDomain. Tài khoản admin của mình tên là KulNova.

Để thực hiện việc thiết lập, chúng ta sử dụng ứng dụng Directory Utility. Ứng dụng này được đặt tại /Application/Utilities/Directory Utility.app

Màn hình đầu tiên của Directory Utility sẽ giống như sau
Chọn vào tab Services
Trong phần này, những giao thức kết nối sẽ được hiển thị. Chúng ta sẽ kết nối vào mạng qua Active Directory. Vì vậy, chúng ta bấm chọn vào ô Active Directory. Sau đó một cửa sổ mới sẽ được hiển thị để thiết lập các thông số cần thiết.

Ở cửa sổ này, đặt các thông số về domain như hình ở trên. Active Directory Domain là tên domain. Ở đây, tên domain của mình là kulDomain. Computer ID là tên của máy tính được hiển thị trong hệ thống mạng. Ở đây, mình lấy tên là kulMacBook.

Nếu bạn có kinh nghiệm về thiết lập hệ thống mạng, bạn hãy bấm vào Show Advanced Options để thiết lập thêm các thông số nâng cao khác. Ở đây, mình giữ lại tất cả các thiết lập mặc định.

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông số cần thiết, bấm vào nút Bind để kết nối.
Trong hộp hội thoại này, bạn sẽ được yêu cầu nhập thông tin tài khoản admin hoặc một tài khoản có quyền kết nối máy vào domain. Sau đó nhấn nút OK.

Như thế là máy Mac của bạn đã có thể kết nối vào domain được rồi. Tuy nhiên, vẫn còn một bước nữa cũng không kém phần quan trọng. Đó là bỏ chế độ tự động đăng nhập vào máy, để bắt buộc người dùng phải nhập tên và mật khẩu đăng nhập. Để làm việc này, bạn vào System Preferences/Accounts, chọn Login Options, chọn Automatic LoginDisabled.

Thế là xong rồi, bây giờ bạn có thể khởi động lại để thử kết nối vào domain xem sao nhé. Khi đăng nhập, bạn nhập tên tài khoản đã được tạo trong Active Directory (được người quản trị mạng tạo trên máy chủ) theo cấu trúc #tên domain#\#tên tài khoản#. Ví dụ tên tài khoản được tạo của mình là ABC thì mình sẽ nhập tên đăng nhập là kulDomain\ABC.

Các bạn thử nhé, chúc các bạn thành công!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Dạo gần đây, mình rất vui khi nhận được rất nhiều phản hồi từ các bạn. Điều này có nghĩa là những bài viết của mình bắt đầu giúp ích cho các bạn trong công việc, học tập và nghiên cứu những chiếc máy Apple thân yêu của mình.

Những câu hỏi được nêu ra trong bài viết hoặc gởi qua email, mình đều tranh thủ trả lời trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, có một số câu hỏi nằm ngoài tầm hiểu biết của mình, nên mình không thể trả lời ngay cho các bạn, mà mình phải dành thời gian nghiên cứu, sau đó sẻ phản hồi các bạn ngay.

Nhưng vấn đề lớn nhất mình gặp phải là việc các bạn không để lại thông tin liên lạc (đặc biệt là các bạn đặt câu hỏi trong phần nhận xét của những bài viết của mình). Vì thế mình không biết phải gởi phản hồi cho các bạn bằng cách nào, phải gởi thông tin trả lời trong phần nhận xét đó. Nhưng nếu trả lời trong phần này thì mình sợ là các bạn không thể theo dõi được.

Vì thế, để mình có thể giải đáp những thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất, mong các bạn để lại thông tin liên lạc lại trong các bài nhận xét của các bạn.

Mình mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các bạn trong thời gian sắp tới. Xin cám ơn các bạn rất nhiều.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Chào mọi người, không biết các bạn theo dõi blog của mình có làm việc nhiều với XCode hay không.

Mình vừa gặp phải một lỗi với XCode sau khi cài đặt bản Safari 4.0 mới từ trang web của Apple. Lỗi mình gặp phải là không khởi động được XCode. Mình nhận được một thông báo lỗi như sau:

Sau khi được anh hai Google trợ giúp, mình đã tìm ra cách khắc phục lỗi này. Rất đơn giản, bạn chỉ cần download bộ XCode 3.1.2 về cài lại vào máy là xong.

Các bạn có thể tải bộ XCode 3.1.2 tại https://connect.apple.com/cgi-bin/We...bundleID=20262

Nếu bạn nào gặp lỗi tương tự như mình thì hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Đã lâu rồi mình không viết bài nào, một phần vì do công việc bề bộn, một phần vì do mình chưa có chủ đề gì hấp dẫn để chia sẻ với các bạn. Hôm nay mình đọc được trên usingmac.com một bài viết rất hay, nên mình quyết định làm thử và phát triển thêm vài phần nữa để viết bài này.

Trước giờ cũng có nhiều bạn hỏi về việc khóa màn hình làm việc khi đi ra ngoài để làm những việc khác. Ví dụ như đang ngồi trong quán cafe làm việc bên chiếc máy Mac, có việc phải đi (nhà vệ sinh chẳng hạn) mà lại không muốn ai xem thông tin trong máy của mình, bạn cần phải khóa màn hình làm việc lại.

Để làm việc này trên máy Mac cũng rất đơn giản, bằng vài thao tác:

1. Thiết lập mật khẩu cho máy:
Nếu không có mật khẩu thì những công đoạn khác để bảo vệ máy là vô ích. Để thiết lập mật khẩu, bạn vào System Preferences, chọn Accounts.
Nhấn vào nút Change Password... để thay đổi mật khẩu cho máy.

Sau đó, nhập mật khẩu 2 lần. Rồi nhấn OK.

Cho dù đã đặt xong mật khẩu cho máy, công việc vẫn chưa xong.

2. Thiết lập chức năng bắt buộc nhập mật khẩu khi đăng nhập:
Nếu không đặt chức năng này thì máy cũng sẽ tự động đăng nhập vào hệ thống chứ không yêu cầu người dùng nhập mật khẩu. Để thiết lập chức năng này, nhấn vào Login Options ở góc dưới bên trái của cửa sổ Accounts của System Preferences

Trong phần Automatic Login, chọn vào phần Disable.

3. Hiển thị mục Đăng nhập trên thanh trình đơn hệ thống:
Việc hiển thị mục Đăng nhập này là để thực hiện việc khóa màn hình làm việc. Cũng trong của sổ Login Options như ở trên, chọn vào mục "Enable fast user switching", ở danh sách thả xuống, chọn cách hiển thị bạn thích.

Ngay sau đó, trên thanh trình đơn chính, sẽ xuất hiện một mục cho các toàn khoản sử dụng máy. Để khóa màn hình, bạn nhấn vào mục này rồi chọn Login Window.

Sau đó, màn hình đăng nhập vào hệ thống. Có nghĩa là không ai có thể sử dụng máy tính của bạn, trừ khi bạn nhập mật khẩu để vào máy tính làm việc trở lại.

Như vậy là chức năng khóa màn hình làm việc đã được thiết lập. Chúc các bạn vui nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Như trong bài trước mình đã giới thiệu bài viết "Thuận lợi hơn với thanh công cụ của Finder", bạn có thể thay đổi thanh công cụ trên cửa sổ Finder sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một số "trò vui" mà trong lúc viết bài đó mình vẫn chưa biết, bây giờ mình viết bài viết này coi như là một phần bổ sung cho bài trước.

Đây là thanh công cụ mà mình đã tạo ra từ bài trước
Thanh công cụ có thể hỗ trợ chúng ta thực hiện một số thao tác nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với một số bạn thì thanh công cụ này lại không cần thiết và muốn nó "biến đi chỗ khác". Bạn có thể nhấn vào nút tròn tròn ở góc trên cùng bên phải của cửa sổ Finder để thanh công cụ này biến đi cho khuất mắt.
Nhấn vào nút đó thì cửa sổ Finder của bạn sẽ còn lại như thế này
Để thanh công cụ này quay trở lại, thì bạn hãy bấm vào nút đó một lần nữa.

Trong một số trường hợp khác thì những gì mà thanh công cụ cung cấp vẫn cứ là chưa đủ, bạn mong chờ nhiều hơn thế nữa. Và Apple hiểu được tâm lý đó của bạn, Finder cho phép bạn có thể tùy biến thanh công cụ của mình. 

Lần này bạn cũng phải bấm vào nút đó, đồng thời giữ phím Option/Alt + Command/Táo. Cửa sổ tùy biến sẽ hiện ra như sau:
Trong cửa sổ này sẽ có danh sách những công cụ khác mà bạn có thể thêm vào thanh công cụ của mình, bằng cách kéo thả mục bạn cần thêm vào thanh công cụ chính. Sau đó nhấn nút Done để lưu lại sự thay đổi.

Và đây là cái mình có sau khi kéo thả:
Bạn có thể thêm vào một số công cụ mà bạn thấy hữu ích để làm việc nhanh và hiệu quả hơn.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Đã lâu rồi chưa có bài viết nào về AppleScript, hôm nay mình xin ra mắt một bài mới về nội dung này. Hy vọng rằng bài này sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích, vì mình nhận được một số câu hỏi của các bạn về cách làm sao để biết được hàm nào làm nhiệm vụ nào, hay là phải học thuộc lòng.

Câu trả lời của mình là ScriptEditor cung cấp cho chúng ta một công cụ là Dictionary. Cái này không phải là ứng dụng Dictionary trong hệ điều hành MAC OS X các bạn nhé, mà đó là một phần tra cứu thuộc ScriptEditor.


Trên thanh trình đơn của ScriptEditor, bạn chọn và File/Open Dictionary, hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + Command/Táo + O.

Sau đó, cửa sổ Dictionary của ScriptEditor sẽ mở ra như sau:
Như bạn thấy ở hình trên, Dictionary trước hết sẽ hiển thị danh sách những ứng dụng đã được cài đặt trong máy của bạn. 

Có thể đến lúc này bạn vẫn đang thắc mắc Dictionary sẽ giúp ích được gì cho chúng ta trong khi làm việc với ScriptEditor để viết các ứng dụng AppleScript. Xin nói rõ hơn, ví dụ bạn đang viết một đoạn AppleScript để điều khiển một ứng dụng nào đó, hoặc đơn giản bạn muốn biết chức năng của một hàm nào đó, hoặc bạn muốn tìm xem hàm nào có thể làm thực thi được chức năng mà bạn đang mong muốn. Thì lúc đó nơi bạn phải xem là Dictionary!

Ví dụ ở đây mình muốn xem các hàm của ứng dụng Pages.app trong bộ iWork '09. Mình chọn Pages.app rồi nhấn OK để tiếp tục.
Một cửa sổ khác sẽ mở ra như sau:
Cửa sổ này có 2 phần chính: phần trên cùng sẽ hiển thị danh mục của các hàm, bạn có thể sử dụng danh mục này để tìm đến hàm cần tìm hiểu; khung lớn bên dưới hiển thị nội dung chi tiết của các hàm mà bạn đã chọn.

Nào, bây giờ thì với Dictionary, bạn có thể tìm hiểu các hàm để điều khiển những ứng dụng mà bạn mong muốn. Chúc các bạn luôn luôn vui vẻ với AppleScript!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Một lần nữa xin chào mọi người. Đây là bài viết đầu tiên sau vài tuần nghỉ Tết. Hy vọng các bạn có một mùa Tết vui vẻ và hạnh phúc bên bạn bè và người thân.

Lần trước mình có viết một bài viết về những bí ẩn trong màn hình khởi động của MAC OS X. Trong đó mình có nói về tổ hợp phím Alt/Option + Command/Táo + P + R để khởi động lại NVRAM. Sau đó thì mình nhận được rất nhiều thắc mắc từ các bạn về NVRAM. NVRAM là gì? Nên mình quyết định viết bài này để giới thiệu về NVRAM.

NVRAM là gì? NVRAM là từ viết tắt của Non-Volatile Random Access Memory, và tất nhiên là một loại RAM. Vậy thì trước hết phải tìm hiểu xem RAM là gì đã nhé.

RAM theo đúng tên gọi của nó là Random Access Memory, mình xin tạm dịch ở đây là Bộ nhớ ngẫu nhiên. Chức năng chính của RAM là bộ nhớ của các hệ thống điện toán. Trong mỗi thanh RAM mà chúng ta thường thấy có nhiều thanh ghi logic được đánh dấu theo các tên gọi như AX, BX, DX... và sẽ được hệ thống điện toán quản lý. Khi có một phần mềm nào đó có nhu cầu sử dụng bộ nhớ thì hệ thống sẽ cung cấp một thanh ghi nào đó trên RAM tùy theo yêu cầu cấp phát của từng phần mềm. Sau khi phần mềm này không cần vùng bộ nhớ đó nữa thì thanh ghi đó trên RAM sẽ được giải phóng, nhường chỗ cho những phần mềm khác. Hiện tượng phần mềm của bạn bị treo giữa chừng là do RAM không còn thanh ghi nào trống để cấp phát bộ nhớ cho phần mềm đó khi có yêu cầu.

Một đặc điểm của RAM là tất cả các thanh ghi trên RAM sẽ tự động được giải phóng khi tắt hệ thống. Có nghĩa là khi bạn tắt máy tính thì tất cả dữ liệu nằm trên RAM sẽ bị xóa sạch.

Khác với RAM, NVRAM không bị mất dữ liệu khi tắt nguồn. Tính năng này được tận dụng để chạy chung với pin của CMOS, lưu các thông số của hệ thống như số serial, hãng sản xuất, ngày sản xuất, địa chỉ Ethernet MAC...

Một loại của NVRAM sử dụng SRAM (Static Random Access Memory). SRAM thực hiện việc lưu trữ dữ liệu bằng cách luôn luôn được kết nối với nguồn điện (ví dụ như pin). Những loại NVRAM được làm từ SRAM luôn cần một nguồn điện liên tục để bảo đảm nó không bị mất dữ liệu.

Những loại khác của NVRAM sử dụng EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory) là một bản mạch giúp lưu trữ dữ liệu ngay khi tắt nguồn.

Vì thế mà NVRAM là một sự kết hợp giữa SRAM và EEPROM.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com


Hôm nay là ngày 28 âm lịch của năm con chuột. Con chuột cũng đang hưởng thụ những ngày cuối cùng trong năm, để rồi sẽ phải nhường chỗ lại cho năm con trâu.


Năm hết Tết đến, mình xin chúc tất cả các bạn cùng gia đình một năm mới thật nhiều sức khỏe, vui vẻ, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp.

Hiện tại mình cũng đang bận một số chuyện trong gia đình nên cũng không thể viết bài liên tục như lúc trước. Xin hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau Tết với nhiều bất ngờ và niềm vui mới với em Mac của mình.

Lì xì cho mọi người nè

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Một trong những tính năng tuyệt vời nhất của Leopard mà các hệ điều hành ước ao có được để tạo sự tiện dụng cho người dùng chính là Exposé. Một chức năng giúp cho công việc của bạn nhanh hơn bao giờ hết: tận dụng 4 góc màn hình như là những phím tắt cho các chức năng.

Để thiết lập các thông số cho Exposé, bạn vào System Preferences, chọn Exposé & Spaces.

Trong cửa sổ này, bạn có thể thiết lập các thông số theo ý thích tùy theo thói quen của mình. Ở trên cùng, bạn sẽ thấy một khung với màn hình nền nằm ở giữa, bốn góc là bốn danh sách thả xuống với các chức năng khác nhau.

Bốn góc này đại diện cho bốn góc trên màn hình của bạn. Bạn có thể chọn các chức năng cho các góc tùy thích, và khi bạn đưa chuột vào góc tương ứng trên màn hình, chức năng bạn chọn sẽ được kích hoạt.

Mình rất thích chức năng này! Tuy nhiên nó có thể trở thành phiền phức cho một số bạn, vì chức năng này sẽ được kích hoạt khi bạn vô tình đưa trỏ chuột vào một trong bốn góc màn hình. Lúc này, Leopard cung cấp cho bạn những chức năng khác. Trong khi chọn trong danh sách, bạn giữ một trong các phím Shift, Control, Option hoặc Command. Khi đó thì bạn phải giữ phím này đồng thời khi đưa chuột về các góc màn hình.

Nhưng vẫn có nhiều bạn thích sử dụng các phím tắt trên bàn phím hơn. Mặc định là bạn có thể gọi các chức năng như DashBoards, Spaces... từ các phím tắt nằm ở dãy đầu tiên trên bàn phím. Tuy nhiên, nhiều khi những phím ở xa tầm tay như vậy lại làm cho bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái lắm. Vậy tại sao bạn lại không tự định chọn phím tắt riêng cho mình. Ở khung dưới bạn sẽ thấy chỗ để bạn có thể chọn các phím tắt khác ngoài các phím mặc định.

Bạn có thể chọn một phím nào đó làm phím tắt cho các chức năng, và có thể kết hợp với các điều khiển chuột nữa.

Làm việc với Leopard trở nên dễ dàng hơn nhiều phải không nào?

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com



Như mọi người cũng biết, trong MacWorld vừa rồi, Apple không chỉ ra mắt Macbook Pro 17-inches Unibody mà còn ra mắt phiên bản mới của 2 bộ phần mềm nổi tiếng của hãng là iLife '09 và iWork '09.

Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin giới thiệu với các bạn về 1 trong những chức năng nổi bật nhất đã được Apple nâng cấp cho đứa con của mình: chức năng chia sẻ online. 

Chức năng này đúng như nghĩa đen của nó là chia sẻ trực tuyến. Có nghĩa là những văn bản người dùng chia sẻ sẽ được lưu trên máy chủ của iWork trong một khoảng thời gian nào đó, sau đó sẽ bị xóa đi. Khác với chức năng lưu trữ như Google Doc hoặc những chương trình khác. Thời gian mà Apple quyết định cho phép người dùng lưu trữ là 120 ngày.

Trước tiên, để sử dụng chức năng chia sẻ này, bạn phải có một tài khoản với một Apple ID trên trang web của Apple. Nếu chưa có tài khoản thì bạn có thể tạo mới từ trong một ứng dụng nào đó của iWork '09 (Pages, Numbers hoặc Keynotes). Trên thanh trình đơn chính, bạn chọn Share > Sign in...

Sau đó bạn sẽ nhận được một cửa sổ như sau:

Bạn có thể nhấn vào nút "Create New Account" để tạo tài khoản mới. Sau đó bạn sẽ được dẫn tới trang web của iWork để đăng ký.

Còn nếu bạn đã có tài khoản rồi thì bạn chỉ cần nhập thông tin vào để đăng nhập.

Sau khi đã đăng ký và đăng nhập vào iWork.com thì bạn đã sẵn sàng chia sẻ tập tin làm việc của mình với bạn bè. Để chia sẻ tập tin đang làm việc, bạn chọn Share > Share via iWork.com...

Sau khi chọn vào đó, bạn sẽ nhận được cửa sổ để chia sẻ tập tin.

Bạn chỉ cần nhập vào thông tin người nhận và nhấn Share là xong. Người mà bạn muốn chia sẻ sẽ nhận được một email như sau:
Về phần bạn, bạn cũng có thể xem lại những thứ mình đã chia sẻ bằng cách chọn Share > Show Shared Documents trên thanh trình đơn chính. Trên trình duyệt web của bạn sẽ xuất hiện trang chia sẻ của iWork.com

Và bạn được yêu cầu nhập tên và mật khẩu để đăng nhập

Sau đó bạn sẽ thấy danh sách những tập tin bạn đã chia sẻ.

Nhấn vào tập tin nào đó để xem lại nào

Có phải đây chính là tập tin bạn đã chia sẻ không? Và nhìn bên tay phải bạn sẽ thấy thông tin của người chia sẻ cũng như những ý kiến của những người tham gia xem tập tin này.

Không chỉ với Pages đâu nhé, bạn còn có thể chia sẻ luôn những tập tin của Numbers và Keynotes nữa. Thật là thích quá phải không nào? Nhưng giá mà Apple cung cấp luôn cho chúng ta chức năng lưu trữ luôn như Google Docs thì hay biết mấy.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Subscribe to: Posts (Atom)